Bộ Công Thương (MOIT) dự kiến sẽ thực hiện Dự án hỗ trợ kỹ thuật Thúc đẩy phát triển điện mặt trời trong giai đoạn 2020 – 2025 do Ngân hàng Thế giới tài trợ. Dự án sẽ hỗ trợ Việt Nam nghiên cứu chuyển đổi từ cơ chế giá điện cố định (FIT) sang đấu thầu cạnh tranh đối với phát triển điện mặt trời. Hỗ trợ kỹ thuật này sẽ giúp Chính phủ (i) rà soát, lựa chọn các trạm biến áp cho đấu thầu thí điểm theo trạm biến áp, (ii) hiểu rõ hơn nhu cầu nâng cấp lưới (bổ sung các giải pháp về lưu trữ, điều độ, điện áp và tần số) để tích hợp nguồn điện năng lượng tái tạo và (iii) xác định và lựa chọn các khu vực đất cho các nhà máy điện mặt trời quy mô lớn.
Hệ thống điện mặt trời áp mái được lắp đặt và đưa vào sử dụng tại nhà làm việc Tổng Công ty Điện lực miền Trung
(Ảnh: Ngọc Hà/TTXVN)
Trong quá trình triển khai Dự án, Bộ Công Thương sẽ thực hiện các giải pháp phù hợp với các tiêu chuẩn về môi trường và xã hội thông qua 02 kế hoạch:
- Kế hoạch cam kết về Môi trường và Xã hội (ESCP) bao gồm các giải pháp, hành động về môi trường, xã hội và thời hạn thực hiện nhằm đảm bảo phù hợp với hướng dẫn của Ngân hàng Thế giới và quy định của Việt Nam. ESCP sẽ được xem xét, điều chỉnh trong quá trình thực hiện Dự án để phản ánh các thay đổi trong tình huống thực tế.
- Kế hoạch tham gia của các bên liên quan (SEP) bao gồm các nội dung xác định hoạt động, kết quả của Dự án và vai trò của Bộ, ngành, địa phương và các đối tượng hưởng lợi có liên quan đến dự án.
Bạn đọc có thể nhận được chi tiết Kế hoạch với 2 ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt:
+ Kế hoạch cam kết về Môi trường và Xã hội: tiếng Anh, tiếng Việt.
+ Kế hoạch tham gia của các bên liên quan: tiếng Anh, tiếng Việt.